Tính đến thời điểm hiện tại, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ quyền lực nhất của nhân loại. Không chỉ có quyền năng trong kinh tế, chính trị, văn hoá… Ngày nay, tiếng Anh còn được đánh giá là ngôn ngữ của khoa học.
Hãy cùng nhau tìm hiểu vì sao tiếng Anh trở thành ngôn ngữ của khoa học qua bài viết dưới đây nhé.
Sự chuyển dịch của khoa học trong lịch sử
Khoa học thành hình vào thời cổ đại từ các nền văn minh cổ xưa như Ai Cập, Trung Quốc,… Và chắc chắn, các khoa học gia cổ đại không nói tiếng Anh.
Đến thời trung cổ, phong trào Phục hưng đưa khoa học trở nên phổ biến hơn với công chúng. Với sự dịch chuyển ngôn ngữ viết, chuyển đổi các ghi chép khoa học cổ xưa từ chữ Hy Lạp hay Ả rập sang bảng chữ cái Latin. Đây cũng là tiền đề để khoa học gia châu Âu thời trung cổ xây dựng nền tảng của mình.
Trong thời kỳ này, tiếng Anh vẫn còn phải đứng sau tiếng Đức và Pháp. Nhưng bảng chữ cái Latin là điều kiện cần thiết cho sự trỗi dậy của ngôn ngữ quyền lực.
Mỹ và tiếng Anh cùng trở thành trung tâm của khoa học
Sau thế chiến I tiếng Đức không còn là ngôn ngữ vàng của khoa học nữa. Đồng thời, khoa học cũng dịch chuyển từ châu Âu sang tân lục địa – châu Mỹ.
Tại Mỹ, đa số người dân đều có gốc tích là dân di cư đến từ Anh và châu Âu. Các nhà khoa học Mỹ sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ giao lưu, trao đổi kiến thức của họ.
Trong quá trình phát triển của thế giới, Mỹ trở thành thánh địa của khoa học. Và tiếp theo đó, tiếng Anh cũng trở thành ngôn ngữ của khoa học.
Ngày nay, hầu hết các báo cáo, tạp chí khoa học quốc tế đều được chuyển ngữ sang tiếng Anh. Nhờ đó các khoa học gia có thể nhanh chóng tiếp nhận, tiến hành trao đổi học thuật với nhau. Điều này biến tiếng Anh trở thành ngôn ngữ của khoa học như chúng ta đã biết.